Cây bách bộ trị nhiều bệnh mà ít người biết đến

Cây bách bộ còn có tên khoa học là Stemona tuberosa Lour, thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae). Trong dân gian, cây bách bộ còn được người dân gọi với tên khác như dây ba mươi, dây đẹt ác.

Cây bách bộ trị nhiều bệnh mà ít người biết tới
Cây bách bộ 
            Cây bách bộ có dây leo dài 6 – 8m. Lá hình tim, mọc đối hay so le, có cuống. Trên mặt lá, ngoài gân chính có 6 – 8 gân phụ chạy dọc từ cuống đến đầu lá. Các gân nhỏ song song với nhau rất đặc sắc, thẳng góc với các gân phụ. Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm 1 – 2 hoa, màu vàng đỏ. Bao gồm 4 phiếu, 2 phiếu ngoài dài 4cm, rộng 5mm, 2 phiếu trong rộng hơn 4 nhị, có chỉ ngắn. Quả nang, có 4 hạt. Rễ củ màu vàng nhạt, mọc thành chùm 20 – 30 củ, có khi tới 100 củ. Cây bách bộ thường mọc hoang nhiều ở vùng đồi núi nước ta.

            Cây bách bộ thường được dùng bộ phận rễ, củ làm thuốc. Rễ thường cong queo, dài từ 5 – 25cm, đường kính từ 0,5 – 1,5cm. Đàu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ dần. Cây bách bộ thường thu hoạch vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

            Cách chế biến cây bách bộ: Thường khi đào lấy củ già, rửa sạch, cắt bỏ rễ ở hau đầu, đem đồ vừa chín, hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi, rồi phơi nắng hoặc sấy 50 – 60 độ C tới độ ẩm dưới 13%. Do vậy, để sử dụng được lâu cần bảo quản cây bách bộ qua sơ chế nơi khô ráo, thoáng gió. Thành phần hóa học chủ yếu có trong cây bách bộ bao gồm có các ancaloit chính như stemonin, stemonidin. Cây bách bộ có vị đắng, ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng nhuận phế, hạ khí, chỉ khái, sát trùng.

    Công dụng, cách dùng, liều lượng khi sử dụng cây bách bộ:

  • Chữa giun đũa: Mỗi ngày uống 7 – 10g, dạng thuốc sắc. Uống 5 ngày vào buối sáng lúc đói, sau uống thuốc tẩy.
  • Chữa giun kim: Bách bộ tươi 40g (hoặc 20g bách bộ khô), nước 200ml. Sắc sôi độ nửa giờ, còn độ 30ml sau đó đem nước này bơm thụt hậu môn giữa khoảng 20 phút. Điều trị liên tục trong khoảng 10 – 12 ngày/liệu trình.
  • Trừ chấy, rận, bọ chó, ruồi: Dùng nước sắc để đắp rửa hay bột để bôi đều hiệu quả. Ngoài ra, còn có thể dùng bách bộ hơ khói tại chỗ cũng có tác dụng rất hiệu quả.
  • Chữa ho: ngày dùng từ 6 – 20g bách bộ, tẩm mật sắc uống hoặc nấu cao.

Phương thuốc nam chữa ho, bổ phổi từ cây bách bộ

Bài 1: Bách bộ 20g, Mạch môn 20g, Thiên môn 20g, Lá táo gai 20g, Cóc mẩn 20g, nuóc 500ml. Tất cả đem sắc, cô lại còn khoảng 200ml. Liều dùng: người lớn mỗi lần uống 100 – 150ml; trẻ em từ 5 – 10 tuổi uống từ 50 – 80ml. Ngày uống 02 lần vào lúc chập tối và nửa đêm.

Bài 2: Bách bộ 20g, Tử uyên 12g, Cam thảo 8g, Cát cánh 12g, Trần bì 8g, Kinh giới 8g, Tiền hồ 8g, Mạch môn 8g. Các thứ sắc uống hoặc sấy khô tán bột, uống mỗi lần 15g hòa với nước sôi. Ngày uống 03 lần/ngày đều rất hiệu quả.

Kiêng kỵ với những người có tỳ vị hư yếu, ỉa lỏng, không nên dùng cây thuốc nam bách bộ làm thuốc.
(Sưu tầm: Blog Thuốc Nam)



Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn