Cây bạc thau còn có tên gọi khác trong dân gian là cây bạc sau, cây lú lớn, bạch hạt đằng. Cây có tên khoa học là Argyreia acuta Lour thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Cây và hoa cây bạc thau - Blog Thuốc Nam |
Cây bạc
thau là loại cây leo bằng thân quấn, cành và thân có lông tơ ngắn, hơi
trắng. Lá mọc so le, không có lá kèm. phiến lá nguyên, mặt trên xanh nhẵn, mặt
dưới trắng bạc có lông mịn, dài 5 – 11cm, rộng 3 – 8cm. Cụm hoa ở kẽ lá hay ngọn,
hình đầu hay hình tán, cuống hoa có lông tơ trắng bạc. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu
hoa bạc thau loại 5 cánh. Hoa bạc thau có tràng hình phễu, màu trắng, mặt ngoài
có lông tơ, dài 28mm. Mặt ngoài của lá cũng
có ánh bạc. Bầu nhẵn, gần hình cầu, 2 ô, mỗi ô mang hai noãn, vòi dài
2cm, đầu nhụy chia làm 2 thùy. Quả bạc thau mang màu đỏ, hình cầu, đường kính
8mm, bao bọc bởi các lá đài phát triển, mặt trong đỏ có 2 hoặc 4 hạt có nội nhũ,
màu nâu, hình trứng, hơi 3 cạnh, dài 5mm, rốn hình tim. Cây bạc
thau thường mọc hoang khắp nơi.
Cây bạc
thau thường được dùng ở những đoạn thân mang lá tươi hay khô. Cây có thể
tẩm rượu sao qua rồi mới dùng. Cây bạc thau có vị đắng nhạt, tính
mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, giải độc, sát trùng, tiêu viêm.
Ngoài ra, cây bạc thau
còn có tác dụng chữa tiểu tiện đau buốt không thông, đái đục, mụn nhọt, lở ngứa,
sốt rét, ho gió, bạch đới với liều dùng từ 12 – 20g dạng thuốc sắc/ngày; nếu dùng
tươi 20 – 40g/ngày.
Blog thuốc nam
xin gửi tới bạn đọc Bài thuốc nam chữa bệnh đái đục và bạch đới từ cây bạc
thau. Bài thuốc có thành phần chủ yếu là cây bạc thau và một số cây thuốc nam dễ
tìm khác như: Lá bạc thau sao vàng 40g, Thổ phục linh 20g, Lá sen 20g, nươc
1000ml. Tất cả đem sắc nhỏ lửa, cô lại cho đến khi cò 400ml, chia 02 lần uống/ngày
rất hiệu nghiệm.
(Sưu tầm: Blog Thuốc Nam)
Đăng nhận xét