Kích thích huyệt đạo chữa bệnh: người nào cũng có thể học được

Phương pháp kích thích các huyệt đạo đơn giản trên cơ thể giúp con người chữa được một số bệnh đơn giản. Chỉ cần bạn chú ý thường xuyên, luyện tập day bấm huyệt đạo trên cơ thể sẽ giúp chúng phòng chữa bệnh hiệu quả. Các phương pháp được giới thiệu đều dễ làm, dễ thực tập, ai cũng có thể học để tự chữa bệnh cho mình.

Kích thích huyệt đạo chữa bệnh: người nào cũng có thể học được
Xoa bóp huyệt đạo bằng tay có thể chữa nhiều bệnh

 Dưới đây là một số phương pháp luyện tập xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh bằng cách kích thích vào các huyệt đạo

  1. Phương pháp day ấn bằng ngón tay

Trong khi thực hành kích thích huyệt đạo tại nhà, phương pháp thường dùng nhất day ấn bằng ngón tay. Day ấn bằng ngón tay chủ yếu nhất lợi dụng việc dùng lực dễ dàng của ngón tay cái, ngón tay trỏ, hoặc ngón tay giữa. Lấy xoay chuyển đầu ngón tay, lợi dụng mặt trong ngón tay day ấn quyết của nó. Làm như vậy, có thể tăng nặng áp lực, day ấn trong một thời gian dài cũng không cảm thấy mệt mỏi.
Khi thân thể bị suy nhược do những nhân tố của bệnh mạn tính v.v..., thông thường người ta chỉ ấn nhẹ, điều đó gọi "bổ", tức bổ sung năng lượng, một phương pháp kích thích để thúc đẩy các khí quan khôi phục lại trạng thái bình thường.
Thần kinh quá hưng phấn, khi bị đau nhiều, tất phải ấn nặng, điều đó gọi "tả", tức phương pháp kích thích kiềm chế năng lượng quá cao. Mặc đều gọi "day ấn bằng ngón tay", trên thực tế dựa vào bệnh tật, bệnh trạng có cách làm khác nhau. Thời gian ấn mỗi lần ấn từ 3-5 giây, nghỉ 2-3 giây, lại ấn tiếp từ 3 - 5 giây, mỗi một vị trí làm đi làm lại từ 3 - 5 lần. 

     2. Phương pháp Xoa bóp

Khi năm ngón tay cùng sử dụng, các cách xoa bóp như : "chùy" (gõ), "tha" (chà xát), "nhu" (day), "áp" (ấn) v.v... Trong số đó, chỉ phát triển thủ pháp ấn, chính cách ấn bằng tay vừa nói ở trên.


Thông thường, hoặc ấn thuộc về "bổ", sử dụng khi bị đau thần kinh ghê gớm. Nhẹ nhàng chà xát, day thuộc về "tả", dùng khi chân tay dại, thời gian xoa bóp trong khoảng từ 5 - 15 phút.

      3. Phương pháp kỹ thuật cứu

Kỹ thuật cứu lợi dụng ngải khô kích thích làm cho da nóng lên. về mặt cơ bản, kỹ thuật cứu thuộc về "bổ", từ xưa đến nay thường được ứng dụng để chữa trị bệnh mạn tính.
Khi ở nhà tiến hành kỹ thuật cứu, đầu tiên đặt ngải khô vào trong lòng bàn tay, thành hình nhỏ dài. Sau đó, tại phần đầu ngọn, ngắt xuống khoảng 2 - 3 cm, vê ngải thành hình nón kích thước lớn hơn nửa hạt gạo.
Thuốc ngải cứu dùng trong xoa bóp, bấm huyệt

Thuốc ngải dùng cứu trong đông y

Lấy một ít nước để làm ướt mặt da, đặt ngải đã thuật ở trên lên huyệt đạo, nhờ thế ngải mới không bị tuột đi. Sau đó châm nén hương (cây nhang) đốt cháy ngải, khi cảm thấy "nóng" thì đổi ngải mới.

Nếu như không tình huống đặc biệt, trên một huyệt đạo tiến hành cứu từ 3 đến 5 lần. Cách làm này sau khi cảm thấy nóng mới bỏ ngải ra, nên gọi "tu nhiệt cứu" (cứu bỏng). Do sau khi cứu cháy, sẽ lưu lại sẹo, cho nên nhiều người không thích. Nếu như vậy thì có thể sử dụng "cứu gián tiếp" (ôn cứu). Cách làm này đặt lên trên da một lát tỏi hoặc gừng, một lớp muối hoặc chính (bột ngọt) v.v... sau đó đốt ngải bên trên. Do cách sử dụng những vật khác nhau, thể gọi cứu cách tỏi, cứu cách gừng, cứu cách muối v.v...
Loại kích thích bằng nhiệt này hết sức hòa dịu, không phải lo lắng vì để lại sẹo. Liệu pháp cứu đơn giản nhất là cứu bằng cây hương (cây nhang). Chuẩn bị một cây hương, châm lửa, đưa đầu hương vào gần huyệt đạo, đến khi cảm thấy nóng, liền rời ra. Một huyệt đạo làm đi làm lại từ 5 - 10 lần.

(Sưu tầm: Blog Thuốc Nam)

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn