Trẻ con giai đoạn vừa mới sinh cho đến khi đi học tiểu học có sức đề kháng rất thấp. Do vậy, trẻ trong thời gian này thường xuyên mắc một số bệnh về hô hấp, tiêu chảy, dinh dưỡng. Cùng blog thuốc nam điểm qua một số bệnh mà trẻ hay mắc phải nhé !
Lâu nay, ông bà ta thường cho rằng con cái luôn là tài sản lớn nhất của mỗi bậc cha mẹ. Chính vì vậy cha mẹ
nào cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất cho những công chúa
và hoàng tử của mình. Chỉ cần những biểu hiện bất thường nhỏ nhất của
trẻ cũng khiến cha mẹ đứng ngồi không yên rồi. Một số bệnh mà trẻ thường hay mắc phải cũng như dấu hiệu để các bậc cha mẹ, phụ huynh nhận biết sẽ giúp chúng ta phòng bệnh được chu đáo hơn.
I. Những bệnh thường gặp ở trẻ em: Bệnh về da
Có lẽ bệnh ngoài da là phổ biến nhất ở
trẻ không chỉ bởi tính chất dễ lây lan mà bởi nó dễ phát hiện và có
những triệu chứng xuất hiện sớm ở trẻ. Cùng điểm danh những bệnh ngoài
da mà trẻ dễ mắc bênh nhất.
1. Hăm da rất phổ biến
Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng da bị gấp nếp, ngấn như cổ, đùi, bẹn, vùng mặc tã. Khi bị hăm, da bé bị phát ban, bị đỏ, hơi sưng nề, thường xuất hiện nhiều ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi trẻ bị hăm, mẹ sẽ thấy con quấy khóc hơn, nhất là khi thay tã hay đụng chạm vào vùng da bị đỏ.
Khi trẻ bị hăm, hăm tã, mẹ cần dùng nước
ấm sạch rửa vùng da bị hăm (mông, bẹn, ngấn cổ, ngấn tay, chân…) rồi
thoa thuốc, phấn rôm cho bé.
2. Viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa còn được biết đến với tên gọi khác như là:
bệnh eczema, hay sẩn ngứa…Nguyên nhân phổ biến là do da bé bị khô đi
kèm theo những triệu chứng như mẩn ngứa làm cho vùng da này bị dày lên,
bé càng ngứa và gãi mạnh gây nên vòng lặp ngứa – gãi – ngứa. Bạn có biết
trên thế giới, có khoảng 60% trẻ em mắc bệnh viêm da cơ địa trong những
năm đầu đời.
3. Rôm sảy ở trẻ em
Nguyên nhân thường xuyên dẫn đên rôm sảy ở trẻ em là do tuyến
mồ hôi ở trẻ bị tắc nghẽn và thường hay xuất hiện khi mùa hè đến. Đa
phần khi thời tiết mát mẻ thì rôm sảy sẽ tự hết.Tuy nhiên nhiều trường
hợp nốt mụn rôm sẽ làm trẻ ngứa, gãi nhiều do đó sây sát da, bị nhiễm
khuẩn làm tăng tình trạng của bệnh.
4. Da khô nẻ
Trẻ em tuy mang đầy đủ các cơ quan giống như người lớn nhưng
hoàn toàn không tương tự như là một người lớn thu nhỏ. Đặc biệt, theo
nghiên cứu, da ở trẻ em lớp bã nhờn chưa có, đây là điểm rất khác biệt
so với cấu tạo da của người lớn. Chính điều đó làm cho da bé dễ bị ảnh
hưởng bởi không khí lạnh và khô hơn so vơi ở người lớn. Các bé sẽ nhanh
chóng bị khô da và môi ngay khi trời chuyển lạnh.
5. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là
những trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có đặc điểm là dễ lây lan và chưa có thuốc
đặc trị nên các mẹ chỉ có phòng tránh cho con.
II. Những bệnh thường gặp ở trẻ em: Bệnh về hô hấp
Bệnh đường hô hấp là bệnh thường gặp,
chiếm tỷ lệ khoảng 30-55% bệnh lý ở trẻ em. Trung bình trẻ dưới 5 tuổi,
một năm sẽ bị mắc từ 3-10 lượt nhiễm khuẩn đường hô hấp. Phần lớn trẻ
sẽ có thể tự khỏi nhưng nếu không được điều trị tốt, khoảng 25 % trường
hợp sẽ dẫn đến bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh đường hô hấp ở trẻ em
thường xảy ra khi thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, môi trường
nóng hay lạnh đột ngột.
1. Viêm họng cấp tính
Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn. Khi trẻ
bị viêm họng cấp sẽ có triệu chứng là sốt cao, có khi lên tới 39, 40
độ. Bệnh thường tiến triển trong vòng 3,4 ngày. Bệnh hiện nay chưa có
thuốc đặc trị mà bạn chỉ có thể điều trị những triệu chứng, chăm sóc
hoặc nâng đỡ trẻ khi trẻ mang bệnh.
2. Viêm amidan
Amidan là cơ quan có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm
nhập của vi khuẩn. Amidan được mệnh danh là nơi tiệt trùng cho cơ thể
mạnh nhất so với các cơ quan cùng nhóm khác trong cơ thể. Trẻ em là đối
tượng hay bị nhiễm và nếu dễ tái phát sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức
khỏe của trẻ. Việc nắm rõ phương pháp điều trị sẽ giúp giảm những triệu
chứng ở trẻ và dần dần đấy lùi căn bệnh này.
3. Cúm
Cảm cúm là một loại bệnh do virus gây ra, virus thường chủ yếu
tấn công vào đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của cơ thể người bệnh. Do
hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên chính vì vậy trẻ em
là đối tượng dễ bị mắc cúm nhất. Điều trị cảm cúm ở trẻ nhỏ liên quan
tới việc thực hiện các bước điêu trị đúng cách để có thể giảm bớt triệu
chứng ở trẻ.
4. Ho
Ở điều kiện bình thường thì ho chính là 1 phẩn xạ sinh lý nhằm
loại bỏ các vật lạ hoặc dịch tiết để bảo vệ cơ thể. Ho bao gồm nhiều
loại ho. Ho khan thường phát ra tiếng thở khò khè, trẻ dưới 3 tuổi
thường dễ mắc và hay xảy ra vào ban đêm. Ho kèm tiếng thở khò khè là do
đường thở ở phía dưới của trẻ tăng tiết dịch nhầy, nguyên nhân là do vi
khuẩn hoặc virus. Ho xuất hiện đột ngột có thể do trẻ đã uống nhầm hoặc
nuốt thức ăn thay vì đi tới thực quản thì nó sẽ lạc tới đường khí quản
của trẻ.
5. Viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp cấp là một thể bệnh nhiễm trùng mang tính
nguy hiểm cao đối với trẻ vì nó làm giảm chức năng hô hấp bình thường.
Nó ngăn cản cơ thể tiếp nhận oxy và có thể dẫn đến tử vong.
Thời gian ủ bệnh trong thời gian ngắn,
tốc độ phát bệnh nhanh và có tính ồ ạt đó là những đặc điểm chung của
hầu hết những bệnh lý liên quan tới đường hô hấp ở trẻ. Vì vậy, bất cứ
khi nào bạn phát hiện những dấu hiệu bệnh nào, hãy nên nhanh chóng đưa
con tới bệnh viện gần nhất. Trẻ em, đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ, khi phát bệnh thường là “tổng hợp” của rất nhiêu bệnh như bệnh
cảm, viêm họng hay viêm mũi… và sau này có thể dẫn tới diễn biến cực kì
nghiêm trọng.
III. Những bệnh thường gặp ở trẻ em: Bệnh về tiêu hóa
1. Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh thường xuất hiện vào mùa hè đặc biệt trên đối
tượng trẻ em. Theo một nghiên cứu thì trên thế giới hàng năm có khoảng
1,5 tỷ lượt trẻ em bị tiêu chảy . Đó thực sự là con số đáng báo động mà
những bố mẹ cần lưu ý. Với trường hợp bé bị tiêu chảy thì đa phần chúng
ta nên bù nước và điện giải nhằm ngăn chặn mất nước nặng.
2. Bệnh táo bón
Táo bón thực chất là tình trạng mà khoảng cách giữa hai lần đi
ngoài của bé quá lâu, phân rắn, khó bài xuất phân. Khoảng cách giữa hai
lần đi ngoài của trẻ là thay đổi tùy thuộc theo độ tuổi của trẻ. Mẹ cần
quan tâm tới biểu hiện và tương ứng với độ tuổi của trẻ từ đó sẽ có
những cách chữa trị táo bón đúng và hiệu quả nhất.
3. Bệnh tả
Bệnh tả là bệnh nguyên nhân bắt nguồn từ vi khuẩn lây lan qua
nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh tả nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn
đến tử vong do mất nước. Ở trẻ em ngoài những biểu hiện như tiêu chảy,
buồn nôn và ói mửa, chuột rút thì cũng có thể xuất hiện những biểu hiện
như buồn ngủ hoặc thậm chí hôn mê, co giật.
4. Bệnh kiết lị
Bệnh kiết lị ở trẻ em nguyên nhân là do nhiễm trùng
đường ruột. Khi trẻ bị mắc kiết lị thông thường sẽ có những biểu hiện
như tiêu chảy, phân có nhiều nước, sau đó phân có thể có đờm, máu lượng
ít và nhiều lần, trẻ có thể sốt cao, biếng ăn và ói.
5. Rối loạn tiêu hóa
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc rối loạn tiêu hóa. Thông thường
có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa này.
Có thể xuất hiện những triệu chứng như sau: táo bón, tiêu chảy, đầy
bụng…. Nếu không chữa trị kịp thời, con bạn sẽ có thể bị suy dinh dưỡng,
kém phát triển về thể chất cũng như là trí não.
6. Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thức ăn là chứng bệnh không chỉ gặp ở người lớn mà còn
gặp ở cả trẻ em. Tuy nhiên, ở trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi có
những triệu chứng đặc biệt nguy hiểm với những triệu chứng rầm rộ và
trầm trọng đôi khi còn thể dẫn tới tử vong.
IV. Những bệnh thường gặp ở trẻ em: Bệnh liên quan đến chuyển hóa ở trẻ
1. Bệnh còi xương, suy dinh dưỡng
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng, bệnh còi xương và suy dinh dưỡng luôn đi song hành cùng nhau, thường gặp nhất ở đối tượng trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc còi xương của trẻ là do trẻ bị thiếu vitamin D khiến cho canxi đưa vào cơ thể nhưng lại không tới nơi cần thiết để cho xương phát triển.2. Bệnh khô mắt
Bệnh khô mắt là do trẻ chưa được bổ sung đầy đủ vitamin A. Bệnh thường xảy ra trên các trẻ em bị suy dinh dưỡng. Trẻ càng có thể trạng nhỏ và suy dinh dưỡng thì nguy cơ khô mắt càng dễ tiến triển.3. Chậm lớn
Ở mỗi một lứa tuổi thì trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau. Tuy
nhiên xuất hiện trường hợp nhiều trẻ có sự trì hoãn sự phát triển này
hay còn gọi là trẻ chậm phát triển. Sự chậm phát triển ở trẻ em có thể
dễ dàng nhận ra thông qua những kĩ năng như xã hội, kĩ năng nhận thức,
vận động, liên lạc, khả năng cảm xúc, hành vi kém hơn hẳn so với các bạn
cùng trang lứa khác.
4. Bệnh thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng do sư giảm số lượng huyết sắc tố (Hb) trong 1 đơn vị thể tích máu. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ là do trong thực đơn dinh dưỡng không cung cấp đầy đủ sắt, vitamin B12, đồng, acid folic cho bé. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 29,2%.
(Tổng hợp: Blog Thuốc Nam)
Đăng nhận xét